#Sửa đổi Wikipedia (vi) copyright Wikipedia mục RSS Wikipedia mục Atom Nhà nước Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội và quyền lực được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Mục lục * 1 Bản chất * 2 Đặc điểm * 3 Chức năng * 4 Các cơ quan Nhà nước * 5 Hình thức + 5.1 Hình thức chính thể + 5.2 Hình thức cấu trúc + 5.3 Hình thức Nhà nước theo chế độ chính trị * 6 Tham khảo [sửa] Bản chất Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước. Cho đến nay, đã có 4 loại Nhà nước được hình thành do 4 giai cấp tương ứng thành lập ra: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa). Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. [sửa] Đặc điểm Nhà nước có những đặc điểm sau: * Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh mọi quan hệ xã hội bằng pháp luật. * Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế. * Nhà nước có quyền phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. * Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế, quản lí những công việc chung của xã hội. [sửa] Chức năng Nhà nước có 3 chức năng cơ bản và chỉ riêng Nhà nước mới có 3 chức năng này, đó là lập pháp, hành pháp và tư pháp. * Lập pháp tức là hoạt động xây dựng pháp luật, cụ thể là soạn thảo và ban hành các đạo luật và những văn bản quy phạm pháp luật khác. Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật được gọi là lập quy. * Hành pháp tức là hoạt động thi hành, thực hiện pháp luật. * Tư pháp tức là hoạt động bảo vệ pháp luật. [sửa] Các cơ quan Nhà nước Nhà nước được tổ chức thành các cơ quan để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng Nhà nước. Tương ứng với 3 loại chức năng Nhà nước nói trên có 3 loại cơ quan Nhà nước, đó là cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. * Cơ quan lập pháp là cơ quan quyền lực Nhà nước, bao gồm Quốc hội (hoặc Nghị viện) và các hội đồng địa phương. * Cơ quan hành pháp là cơ quan hành chính Nhà nước, bao gồm Chính phủ (hay Nội các), các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương. * Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử (các hệ thống tòa án) và các cơ quan kiểm sát. Các cơ quan Nhà nước có quyền lực Nhà nước, có nhiệm vụ, chức năng Nhà nước và thẩm quyền theo quy định của pháp luật (nghĩa là chỉ được làm những việc luật cho phép), có hình thức hoạt động theo quy định của pháp luật. [sửa] Hình thức Hình thức của Nhà nước được xác định thông qua chính thể và cấu trúc. [sửa] Hình thức chính thể Dựa vào cách tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan Nhà nước, có các hình thức Nhà nước sau; * Nhà nước quân chủ tuyệt đối: đây là hình thức Nhà nước mà quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung hoàn toàn trong tay nguyên thủ quốc gia theo nguyên tắc thế tập (truyền ngôi). * Nhà nước quân chủ hạn chế: còn gọi là Nhà nước quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị, là hình thức Nhà nước mà một bộ phận quyền lực tối cao của Nhà nước nằm trong tay nguyên thủ quốc gia, còn một bộ phận còn lại nằm trong tay một cơ quan Nhà nước cao cấp khác. * Nhà nước cộng hòa quý tộc: đây là hình thức Nhà nước trong đó các cơ quan đại diện là do tầng lớp quý tộc bầu ra. * Nhà nước cộng hòa dân chủ: đây là hình thức Nhà nước trong đó các cơ quan đại diện là do nhân dân bầu ra. Hình thức này lại chia làm 3 loại dưới đây. + Nhà nước cộng hòa đại nghị: Trong Nhà nước hình thức này, nghị viện có quyền lực rất lớn và nguyên thủ quốc gia là do nghị viện bầu ra, Chính phủ do đảng nắm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ. + Nhà nước cộng hòa tổng thống: Trong Nhà nước hình thức này, nguyên thủ quốc gia (tổng thống) có vai trò cực kỳ quan trọng. Tổng thống do nhân dân bầu ra, hoặc bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng hình thức gián tiếp (thông qua đại cử tri). Các thành viên Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng thống. + Nhà nước cộng hòa lưỡng tính (bán tổng thống): Nhà nước hình thức này mang đặc trưng của cả cộng hòa nghị viện lẫn cộng hòa tổng thống. [sửa] Hình thức cấu trúc Dựa vào cấu trúc Nhà nước, có thể chia thành 2 hình thức là Nhà nước đơn nhất và Nhà nước liên bang. * Nhà nước đơn nhất: Trong Nhà nước hình thức này, hệ thống cơ quan Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương tới địa phương, hệ thống pháp luật thống nhất, các chính quyền địa phương hoạt động trên cơ sở các quy định của chính quyền trung ương và thường được xem là cấp dưới của chính quyền trung ương. * Nhà nước liên bang: trong Nhà nước hình thức này, ngoài hệ thống pháp luật chung của toàn quốc, mỗi địa phương có thể có pháp luật riêng; ngoài hệ thống cơ quan Nhà nước chung, mỗi địa phương có thể có hệ thống cơ quan Nhà nước riêng. Quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương là quan hệ đối đẳng. [sửa] Hình thức Nhà nước theo chế độ chính trị Tùy vào chế độ chính trị mà có thể xác định Nhà nước mang hình thức dân chủ hoặc phản dân chủ. * Nhà nước dân chủ: bao gồm các hình thức cụ thể là Nhà nước dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa. * Nhà nước phản dân chủ: bao gồm các hình thức Nhà nước phát xít, Nhà nước độc tài, Nhà nước chuyên chế. [sửa] Tham khảo * Giáo trình Đại cương Nhà nước và Pháp luật, Nguyễn Văn Thảo, NXB Thống kê, Hà Nội, tháng 4/2008. * Giáo trình Pháp luật Đại cương, Ngô Văn Tăng Phước, NXB Thống kê, Hà Nội, 2006. Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_n%C6%B0%E1%BB%9Bc” Thể loại: Lý luận Nhà nước và pháp luật Xem * Bài viết * Thảo luận * Sửa đổi * Lịch sử Công cụ cá nhân * Thử bản Beta * Đăng nhập / Mở tài khoản Xem nhanh * Trang Chính * Cộng đồng * Thời sự * Thay đổi gần đây * Bài viết ngẫu nhiên * Trợ giúp * Quyên góp In/xuất ra * Tạo một quyển sách * Tải về dưới dạng PDF * Bản để in ra Tìm kiếm ____________________ Xem Tìm kiếm Công cụ * Các liên kết đến đây * Thay đổi liên quan * Các trang đặc biệt * Liên kết thường trực * Chú thích trang này Ngôn ngữ khác * English * 日本語 Powered by MediaWiki Wikimedia Foundation * Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 02:41, ngày 5 tháng 10 năm 2009. * Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công/Chia sẻ tương tự; có thể áp dụng điều khoản bổ sung. Xem Điều khoản Sử dụng để biết thêm chi tiết. Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận. * Quy định quyền riêng tư * Giới thiệu Wikipedia * Lời phủ nhận