#alternate [toplogo.png] welcome! login | sign up Username ________ Password ________ forgot? Login [BUTTON] Facebook Connect ________________ Go [topright.png] Read what you like. Share what you write. What's Hot What's New Featured Contests For Mobile Post Your Story Follow us on Twitter Click Here 1 33,096 reads 0 comments 4 pages Tiếng Việt #118018 [hotboybd?w=36] hotboybd Mar 03, 2009 [fan.png] Become a fan [icon-fb.png] [icon-twitter.png] [icon-email.png] [icon-share.png] ____________________ [phone3.gif] read on mobile [abuse.gif] report abuse [tags.gif] tags nhất thông Recommended * Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác-Lênin.Phê phán bệnh kinh nghiệm và * Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân * Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn * 29.Tư tưởng HCM về xây dựng Nnước có sự thống nhất giữa bản chất gc công nhân với tính nhân dân và t * Con người là một thể thống nhất giữa mặt SV và mặt XH * Điều 3 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y * Hoàng Lê Nhất Thống Chí (chương 8 - 17) Tìm hiểu nguyên tắc "quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Title ____________________ Language [Tiếng Việt....] Copyright [Copyright Not Specified.......................] Rating [Not Rated.........................] External Link ____________________ YouTube Link ____________________ Save [BUTTON] [BUTTON] [BUTTON] [BUTTON] Tìm hiểu nguyên tắc "quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" Trong mục IV Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, khi đề cập đến vấn đề nhà nước, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (năm 1991) viết: "Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó" (1). Tiếp tục tổng kết thực tiễn, hoàn thiện và phát triển quan điểm nói trên của Cương lĩnh trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (2). Đến năm 2001, với sáng kiến lập pháp của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX, Quốc hội khóa X đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, trong đó đã thể chế các quan điểm nói trên của Đảng thành một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây là một trong những quan điểm và là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới; thể hiện sự phát triển mới về nhận thức lý luận của Đảng và nhà nước ta trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, là nguyên tắc mới, nên ý nghĩa và nội dung của nó không phải đã được nhận thức thống nhất, vận dụng đầy đủ và đúng đắn vào thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Để góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận nguyên tắc hiến định nói trên, trong bài viết này, xin bàn về hai vấn đề: - Một là: Quan niệm về quyền lực nhà nước là thống nhất; - Hai là: Tại sao phải có sự phân công giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; ý nghĩa và nội dung của phân công, phối hợp ba quyền như thế nào? 1. Quan niệm về quyền lực nhà nước là thống nhất Về vấn đề này, cho đến nay, trong nhận thức lý luận ở nước ta mới chỉ dừng lại ở quan niệm rằng, quyền lực nhà nước thuộc về một giai cấp hoặc liên minh giai cấp. Xét về bản chất giai cấp thì quyền lực nhà nước bao giờ cũng thống nhất trong tay giai cấp cầm quyền. ở nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, về cơ bản lợi ích giữa các giai cấp là phù hợp với nhau. Vì vậy, quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia. Nhấn mạnh tính thống nhất của quyền lực nhà nước là để khẳng định trong nhà nước ta không có sự phân chia quyền lực nhà nước; là để phủ nhận và đối lập với nguyên tắc phân quyền trong các nhà nước tư sản. Tuy nhiên, đây là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần phải đi sâu tìm hiểu và vận dụng nó một cách đầy đủ và nhất quán trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Các khía cạnh của vấn đề về quyền lực nhà nước là thống nhất như: Thế nào là thống nhất quyền lực nhà nước? Quyền lực nhà nước thống nhất ở đâu? ý nghĩa của quyền lực nhà nước là thống nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như thế nào? Các khía cạnh này đều cần được làm sáng tỏ về phương diện lý luận và nhận thức. Hiện nay, đang có các nhận thức khác nhau trên các khía cạnh này. - Có một số người cho rằng, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng sự thống nhất đó tập trung vào Quốc hội. Bởi vì nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng lại không thực hiện được quyền lực nhà nước một cách trực tiếp, nên đã trao quyền cho cơ quan đại diện cao nhất do mình bầu ra là Quốc hội. Do vậy, Quốc hội được Hiến pháp xác nhận là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Và, với vị trí pháp lý đó, những người này đã ngộ nhận rằng Quốc hội là cơ quan có toàn quyền, là cơ quan cấp trên của các quyền hành pháp và tư pháp. Thật ra, đây là quan điểm tập quyền đã trở thành nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, mà thể hiện rõ nét nhất trong các quy định của Hiến pháp năm 1980. Nguyên tắc này có ưu điểm là bảo đảm cho quyền lực nhà nước tập trung, quyết định và thực thi quyền lực nhanh chóng, thống nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là thiếu sự phân định phạm vi quyền lực nhà nước giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước, nhất là thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước đối với quyền lập pháp. Hơn nữa, nguyên tắc này phủ nhận tính độc lập tương đối giữa các quyền nên đã hạn chế tính năng động, hiệu quả và trách nhiệm của mỗi quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của quyền lực nhà nước. Do vậy, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, tập quyền tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực nhà nước từ phía các cơ quan nhà nước được nhân dân trao quyền. [loading_circle.gif] show full text _ / 4 Next Page _________________________________________________________________ Comments & Reviews ^top Login to post your comment. Be the first to comment on this! [pixel.gif] © WP Technology Inc. 2010 User-posted content is subject to its own terms. WATTPAD ABOUT US NEWS OUR BLOG MOBILE SITE HELP FAQ FEEDBACK FACEBOOK TWITTER MORE INFO TERMS OF SERVICE CONTENT GUIDELINES PRIVACY POLICY METRICS REPORT [p-45MMy5TH1XE82.gif]