Projet Plurital : Résultats de l'extraction Vietnamien - sens4

Ci-dessous les extractions de contexte environnant le mot recherché sur 1 ligne avant, 1 ligne après.


Go Back Chút lưu lại > Văn Học/Nghệ Thuật > Truyện Reload this Page Người có chức, có quyền và tệ tham nhũng -Hữu Thọ


Default Người có chức, có quyền và tệ tham nhũng -Hữu Thọ _________________________________________________________________ Chúng ta hay nói "những người có chức có quyền" như một cụm từ gắn liền nhau với lập luận là có chức thì có quyền, mà có quyền thì có thể dùng quyền đó làm điều tốt, lại cũng có thể dùng cái quyền đó làm điều xấu. Cứ theo sợi dây logic đó thì xuất phát điểm là "cái chức", chuyện tốt cũng ở mấy ông chức to mà chuyện xấu cũng ở mấy ông chức to mà ra. Mới thoạt nghe thì thấy có vẻ dễ chấp nhận, nhưng nhìn lại trong thực tế hiện nay thì lại có điều cần bàn thêm. Đứng về trách nhiệm, thì rõ ràng là, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn. Còn "quyền" thì có quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, có quyền quản lý hành chính nhà nước, quyền quản lý sản xuất kinh doanh, có quyền ở Trung ương, ở địa phương và cơ sở... Trong xã hội, có chức cao thường có quyền to, nhưng trong lĩnh vực kinh tế thì không phải nhất thiết như vậy. Chẳng hạn như quyết định việc mua bán, chi tiêu, ký kết hợp đồng thì các đồng chí bí thư, chủ tịch mặc dù có chức to hơn nhưng không có quyền cụ thể và có hiệu lực tức khắc bằng ông giám đốc, chị kế toán , quyết định việc phạt, mức phạt, cho miễn, cho giảm, cho hoãn thu thì chắc gì đồng chí chủ tịch dù có chức to hơn mà đã có quyền bằng các đồng chí Cục trưởng, Trưởng phòng, Chuyên viên và có khi là một cán bộ trong ban quản lý thị trường. ông cha ta cũng đã từng nói “quan thì xa, bản nha thì gần". Cuộc đời làm kinh tế thì cái quyền, đặc biệt là cái quyền ra quyết định dính dáng tới tiền nong, hàng hoá là rất quan trọng. Cho nên việc đổ vỡ hàng chục tỷ đồng thấy chưa dính dáng gì tới cấp cao thì một số người cho là lạ. Lúc đầu lòng tôi cũng nghi hoặc. Nhưng đọc hồ sơ khoảng một chục vụ án thấy một đồng chí vụ phó vẫn có thể ký nhân danh bộ, một đồng chí trưởng phòng vẫn có thể nhân danh cục để quyết định những việc tày trời, chênh nhau 1, 2, 3 tỷ đồng bạc. Thế là hiểu được một điều, tôi lại đâm ra chưa hiểu một điều khác. Đó là, vì sao mà làm một cấp nhơ nhỡ, đã có thể phẩy tay, giương dù cho bọn làm ăn lừa lọc đến bạc tỷ của nhân dân? Quả là pháp luật của ta, cụ thể là điều lệ quản lý hành chính Nhà nước của ta còn nhiều kẽ hở quá. Chống tham nhũng là chống một hành vi phạm tội về kinh tế thì theo thiển nghĩ của tôi, trước hết phải rà soát những cơ quan có quyền lực về kinh tế. Phải điều tra, nghiêm trị bọn phạm tội, không kể người đó là ai. Luật pháp là công bằng nhưng đứng trước một con người thật không đơn giản, dù người đó phạm tội. Thông thường có ba loại người phạm tội: Người có động cơ và hành động xấu gây hậu quả nghiêm trọng, người gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng chủ yếu là do khuyết điểm trong công tác quản lý và bản thân không xơ múi gì nhiều, người có khuyết điểm nặng nhưng cũng có công lớn. Công ra công, tội ra tội là lẽ công bằng. Tôi chỉ là người viết báo bình thường, có lúc thử hoán vị là người ra quyết định, thì trong hai trường hợp sau xử lý cũng lại phải cân nhắc. Nhưng bên cạnh việc xử lý đối với người phạm tội cho nghiêm minh thì điều quan trọng nhất là phải rà soát lại các cơ chế, chính sách, tổ chức không để sơ hở cho bọn tham nhũng lợi dụng. Một anh bạn đã từng là chuyên viên kế toán giỏi nay đã về hưu, chắc chắn là không dự phần vào những việc tiêu cực đang diễn ra trong xã hội, có lần tâm sự với tôi: "ông đang nói vấn đề thất thu thuế. Nhưng ông ơi, cơ sở để tính thuế doanh thu là tổng doanh thu, cơ sở để tính thuế lợi tức là lợi tức. Trong tình hình sổ sách ghi chép của ta như thế này, làm sao mà có thể tính đúng được? Cho nên đó chỉ là chỗ để cho các cơ sở kinh doanh và cán bộ thuế "đàm phán", mặc cả trên nguyên tắc có đi có lại, hai bên đều có lợi mà Nhà nước thì thiệt to. Đó là kẽ hở làm cho tham nhũng trở thành phổ biến đấy”! Ý kiến của anh bạn thật chí lý, đúng là một lời khuyên (rất quan trọng) đối với tôi. Và tôi chỉ nói thêm với anh một điều: Để ngăn ngừa bọn lạm quyền, chính lại là những người có chức, vì các đồng chí đó thường có quyền quan trọng để xử phạt kẻ lợi dụng và là người góp phần quan trọng vào việc xây dựng những cơ chế, chính sách, tổ chức hợp lý để ngăn ngừa bệnh "lạm quyền", “cửa quyền" đang nhũng nhiễu dân lành, đục khoét của công.


Quyền Hạn Gởi bài Bạn không được quyền gửi bài mới Bạn không được quyền gửi trả lời Bạn không được quyền gửi kèm file Bạn không được quyền sửa bài _________________________________________________________________ Người dân Việt Nam thực sự có quyền tự do tín ngưỡng Đây là khẳng định của ông Eni Faleomavaega, Hạ nghị sĩ Mỹ sau những lần ông tới thăm Việt Nam


Ông Eni Faleomavaega: Theo tôi biết, điều khoản bổ sung này không nhận được sự ủng hộ của Bộ Ngoại giao Mỹ. Trên thực tế, năm 2004, Việt Nam đã bị đưa vào danh sách này, nhưng tôi thấy Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình và chính quyền của cựu Tổng thống Bush đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này. Cá nhân tôi đã bỏ phiếu không tán thành Dự luật và không có cùng quan điểm với nhiều hạ nghị sỹ về vấn đề này. Nhiều khi tôi thấy các đồng nghiệp của tôi và các nghị sỹ khác cảm thấy sung sướng với mánh khoé châm chọc Việt Nam, lấy lý do là vi phạm nhân quyền, trong khi đó họ không làm gì với những hành động tương tự xảy ra ở các nước khác. Tôi cho rằng đó là đạo đức giả. Ngay đối với Mỹ phải mất 150 năm mới đồng ý cho phép người da đen được quyền bỏ phiếu. Điều đó rõ ràng là vi phạm nhân quyền, vậy mà Mỹ phải mất chừng đó thời gian để nhận ra điều này. Tôi đã từng tự hỏi, mình là ai mà có quyền phán xét Việt Nam? Không đất nước nào là hoàn hảo thậm chí nước Mỹ của chúng tôi cũng có các vấn đề về nhân quyền. PV: Ông có thể dẫn chứng cụ thể những tồn tại về vấn đề nhân quyền ở Mỹ được không?


Tôi nghĩ rằng, Mỹ phải nhìn Việt Nam thiện chí hơn, phải hiểu rằng Việt Nam đang cố gắng giải quyết các vấn đề về nhân quyền.


Nếu điều đó xảy ra, bản thân tôi là người Mỹ cảm thấy bị lăng nhục. Theo tôi, có sự hiểu khác nhau rõ rệt giữa quan niệm của phương Tây và quan niệm văn hoá phương Đông về vấn đề nhân quyền.


Ông Eni Faleomavaega: Một số bạn bè của tôi nói rằng, có một số người hoạt động tôn giáo tố cáo là quyền tự do tín ngưỡng của họ bị xâm phạm. Tuy nhiên, thực tế khi đến Việt Nam, điều mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất là ở ngay giữa Thủ đô Hà Nội và TP HCM đều có các nhà thờ rất lớn và tôi thấy rằng, hơn 7,5 triệu người Việt Nam là người công giáo. Đó là những minh chứng cụ thể việc Chính phủ Việt Nam cho phép người dân có quyền tự do tín ngưỡng và họ có thể quyết định theo tôn giáo nào./.


Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao © Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs Thứ tư, 10/09/2008, 07:34:03 AM Việt kiều có quyền đứng tên và xây dựng trên mảnh đất được cha mẹ ở Việt Nam chia cho không? Ý kiến của bạn Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail Gửi tin qua E-mail | Bản để in Bản để in Hỏi: Tôi là Việt kiều hiện đang định cư tại Đức, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Cha mẹ tôi tại Việt Nam muốn chia phần cho tôi một mảnh đất (có sổ đỏ). Vậy tôi có quyền đứng tên và xây dựng trên mảnh đất đó không?


Hay có cách nào để cha mẹ tôi cho tôi đất mà tôi có thể đứng tên và sử dụng được không? Trường hợp tôi được cho đất nhưng tôi ủy quyền lại cho ai đó ở Việt Nam trông nom đất thì phải làm cách nào để về sau không bị người được ủy quyền giành mất đất?


Theo quy định tại Khoản 6, Điều 113 Luật Đất đai 2003 thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có quyền tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, đối tượng được nhận tặng cho phải thuộc một trong các đối tượng sau:


Điều 103 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất: 1) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. 2) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. 3) Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước. 4) Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng hộ nếu không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó. Như vậy, ông (bà) có quyền nhận tặng cho quyền sử dụng đất của cha, mẹ khi thỏa mãn các điều kiện pháp lý nêu trên. Trong trường hợp, ông (bà) không đủ điều kiện để đứng tên trên Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất tặng cho thì vẫn được hưởng giá trị của đất đó. Ông (bà) có thể ủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai. Việc ủy quyền cho người trông nom, quản lý đất đai phải được thực hiện tại Phòng Công chứng. Văn bản ủy quyền quản lý, trong nom đất đai lập tại Phòng Công chứng này sẽ là cơ sở pháp lý chứng minh quyền sở hữu của ông (bà) đối với đất đai khi có tranh chấp xẩy ra.


[icon_circle_1 ] Về việc nhận thừa kế nhà ở VN của người VN định cư ở NN (30/01/2009) Giải đáp thắc mắc về tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến người VN định cư ở nước ngoài Hỏi: Tôi là người VN hiện định cư tại Australia. Tôi có ủy quyền cho người thân trong nước thay mặt tôi tranh chấp quyền sử dụng đất. Nay tòa án sơ thẩm buộc trả đất cho tôi, còn tòa án phúc thẩm thì xử trả bằng tiền với lý do tôi là người VN định cư ở nước ngoài, không thuộc đối tượng được nhà nước xét cấp quyền sử dụng đất. Nay tài sản bán phát mãi, nhưng không có người mua... [icon_circle_1 ] Giải đáp thắc mắc về tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến người VN định cư ở nước ngoài (30/12/2008) Giải đáp về vấn đề thừa kế nhà đất do cha mẹ để lại


Về việc bán, tặng, cho nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng Hỏi: Vợ chồng tôi hiện thường trú tại CHLB Đức. Chúng tôi có một căn nhà nằm trên mảnh đất mua lại của người anh ruột (mua sau khi hai người đã kết hôn), nhưng trên Giấy chứng nhận Quyền Sở hữu nhà và Quyền Sử dụng đất ở đã được cấp chỉ có một mình tôi đứng tên chủ sở hữu và sử dụng (Không có một giấy tờ gì nêu lý do, hoặc thỏa thuận về việc một mình tôi đứng tên sổ đỏ)... [icon_circle_1 ] Về việc bán, tặng, cho nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng (20/10/2008)


Các tin khác [Quay lại] Người VN định cư ở NN có được phép đứng tên chủ quyền nhà và đất ở VN? Hỏi: Tôi được nhà nước Đức cấp giấy tờ và sinh sống hợp pháp (định cư) tại Đức. Theo như luật mới ban hành thì tôi có quyền mua nhà và đất để sau này hồi hương có chỗ sinh sống. Vậy tôi có được phép đứng tên chủ quyền nhà và đất hay không? [icon_circle_1 ] Người VN định cư ở NN có được phép đứng tên chủ quyền nhà và đất ở VN? (14/05/2008) Người VN định cư ở nước ngoài đầu tư về VN có được mua nhà tại VN?


[icon_circle_1 ] NVNONN làm việc tại VN có được sở hữu nhà ở? (10/02/2008) Giải đáp vấn đề liên quan đến việc làm giấy ủy quyền trong tranh chấp quyền sử dụng đất Hỏi: Tôi hiện đang sống tại Australia. Tôi có làm giấy ủy quyền cho anh tôi trong nước đại diện cho tôi trong việc tranh chấp quyền sử dụng đất. Giấy ủy quyền được sự chứng thực của Ðại sứ quán VN tại Australia... [icon_circle_1 ] Giải đáp vấn đề liên quan đến việc làm giấy ủy quyền trong tranh chấp quyền sử dụng đất (15/01/2008) NVNONN có thể lấy lại đất tại VN đã nhờ người thân đứng tên?


[icon_circle_1 ] NVNONN có thể lấy lại nhà nhờ người thân trông coi từ 1975? (15/05/2007) Việt kiều có quyền đứng tên nhà đất ở VN? Hỏi: Tôi là Việt kiều, hiện cư ngụ tại Pháp. Gia đình bên vợ tôi tại Việt Nam muốn chia phần cho vợ chồng tôi một miếng đất nhỏ, dùng để cất một căn nhà, vậy trên pháp lý tôi có quyền đứng tên không? Và tôi có quyền cất nhà để ở trên phần đất này không? Căn nhà này tôi có quyền đứng tên không? [icon_circle_1 ] Việt kiều có quyền đứng tên nhà đất ở VN? (15/02/2007) Việt kiều nên xử lý thế nào với nhà đất trong nước nhờ người thân mua và đứng tên?


[icon_circle_1 ] Trả lời về vấn đề thừa kế tài sản tại Việt Nam đối với NVNONN (02/11/2006) Về việc ủy quyền và vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai Hỏi: Tôi là Le Thai Phong, hiện đang sinh sống tại nước ngoài, nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam, xin được hỏi chuyên mục hỏi đáp một việc như sau: [icon_circle_1 ] Về việc ủy quyền và vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai (28/08/2006) NVNONN có được hưởng thừa kế nhà đất ở trong nước? Hỏi: Tôi hiện vẫn mang quốc tịch Việt Nam (VN) và đang sinh sống ở nước ngoài. Ở VN mẹ tôi có chia cho tôi một miếng đất để sau này về VN sinh sống. Mẹ tôi có thể làm giấy tờ thừa kế cho tôi được không? Nếu sau này mẹ tôi đổi ý chuyển quyền thừa kế cho người khác có được không? Giấy tờ thừa kế cho tôi có còn hiệu lực không? [icon_circle_1 ] NVNONN có được hưởng thừa kế nhà đất ở trong nước? (24/04/2006)


Hỏi: Năm 1977 bố đẻ của tôi là Pham Quoc Phu, có một nhà và cửa hàng mang tên Đông Kinh tại số 195 ... Việt kiều có quyền đứng tên và xây dựng trên mảnh đất được cha mẹ ở Việt Nam chia cho không? Hỏi: Tôi là Việt kiều hiện đang định cư tại Đức, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Cha mẹ tôi ...


* Có thể xuất cảnh hợp lệ từ VN bằng Giấy chờ đợi do Chính phủ Hy Lạp cấp? * Giải đáp thắc mắc về tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến người VN định cư ở nước ngoài * Có thể bảo lãnh cho bạn tôi là người nước ngoài đến VN sinh sống không? Tin mới nhất: Qui định về việc yêu cầu Báo cải chính khi viết bài sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín cá nhân | Công ty có quyền đình chỉ công tác để xác minh sự việc | Những đứa trẻ ven sông Hồng | Thủ tục thực hiện các chương trình khuyến mại | Khuyến mại Đơn yêu cầu triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Submitted by admin on Mon, 10/19/2009 - 20:50 (Ecolaw.vn) – Trong quá trình giải quyết một vụ án dân sự, đôi khi bất ngờ xuất hiện thêm những nhân vật mà dù không ai muốn thì họ vẫn có quyền và phải được tham gia vào vụ án. Vì kết quả giải quyết vụ án dù thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến những người này. Đó là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu của nguyên đơn về vấn đề này.


(V/v: Triệu tập ông Phan H. tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan)


Nay tôi làm đơn này, kính đề nghị Quí Tòa xem xét và ra quyết định triệu tập ông Phan H. tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án này.


Theo qui định tại khoản 4 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người mà “việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ”.


Như vậy, kết quả xét xử vụ án này bất luận như thế nào cũng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của ông H. Hay nói cách khác, ông H. chính là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong vụ án này – theo qui định của pháp luật. Do vậy, nay tôi có đơn này kính đề nghị Quí tòa xem xét và ra quyết định triệu tập ông Phan H. tham gia tố tụng với tư cách là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong vụ án này, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các bên, đồng thời việc xét xử được khách quan, toàn diện hơn.


1. Trong một vụ án dân sự (và kể cả hình sự), đôi khi có trường hợp có người không phải là nguyên đơn hoặc bị đơn (người kiện và người bị kiện), nhưng việc xét xử và kết quả xét xử vụ án lại liên quan đến quyền lợi, hoặc nghĩa vụ của người khác. Trong trường hợp này, “người khác” ở đây chính là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Chẳng hạn : Một công dân kiện một bệnh viện vì đã tắc trách gây ra cái chết không đáng có đối với nhân thân họ. Trong trường hợp này, bệnh viện là bị đơn, còn vị bác sĩ trực và những nhân viên trong kíp trực là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc xét xử vụ án sẽ đi đến việc làm rõ vị bác sĩ có sai sót gì về mặt chuyên môn hay không. Giả sử là tòa kết luận là bác sĩ trực có sai sót, cho uống thuốc sai chỉ định. Như vậy, đã làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường (liên đới) đối với vị bác sĩ này.


2. Theo qui định tại Điều 59 Bộ luật tố tụng dân sự, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa triệu tập người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng – như trong trường hợp ghi trong mẫu đơn ở trên. Tuy nhiên, nếu bất kỳ ai đó cho rằng việc xét xử một vụ án bất kỳ có liên quan đến quyền lợi hay nghĩa vụ của họ thì chính họ cũng có quyền tự mình đề nghị tham gia vào vụ án với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Và nếu trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa “phát hiện” có ai đó – mà kết quả xét xử vụ án có ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ - mà không có ai đề nghị, thì chính Tòa phải đưa người này tham gia vào vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cũng như bất kỳ các đương sự khác ( nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng ….) đều có các quyền và nghĩa vụ cụ thể, qui định tại Bộ luật tố tụng dân sự. 4. Trong tố tụng hình sự cũng có qui định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, luật tố tụng hình sự lại không định nghĩa thế nào là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Do vậy, cách hiểu có thể “ăn theo” luật tố tụng dân sự. Nhưng cũng không ổn lắm trong một số trường hợp cụ thể. Theo tôi, luật tố tụng hình sự cần phải định nghĩa rõ về vấn đề này. 5. Khi nguyên đơn gửi Đơn yêu cầu triệu tập “ai đó” tham gia vào vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tức là đã thực hiện quyền luật định của mình. Tuy nhiên, việc yêu cầu có được chấp thuận hay không là vấn đề thuộc thẩm quyền của Tòa án. Mà cụ thể ở đây là thẩm quyền của vị thẩm phán được phân công phụ trách giải quyết vụ án này. Nếu vị này thấy rằng yêu cầu trong đơn không hợp lý, thì họ có quyền bác bỏ yêu cầu này. 6. Có thể thấy, việc “kéo thêm” người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào vụ án thực chất và nhiều khi chỉ càng làm cho việc giải quyết thêm “phình” ra, thêm rắc rối, kéo dài … Tuy nhiên, dù thế nào chúng ta vẫn nên đề nghị Tòa triệu tập nếu thực sự có “ai đó” là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mục đích là để vụ án được xem xét và xét xử thực sự khách quan, toàn diện. Vì nếu không thì dù có thắng kiện đi nữa, nhưng sau này lỡ đâu phía bị đơn phát hiện là Tòa đã “bỏ lọt” người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình xét xử họ sẽ làm đơn xin giám đốc thẩm ( tức xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật) thì việc bản án bị hủy để xét xử lại hầu như là chắc chắn. Khi đó, vụ án lại càng thêm phiền, thêm kéo dài, thêm khổ.


* * Đơn kiện đòi nợ (15/09) * * Hợp đồng ủy quyền (29/08) * * Hợp đồng đại lý ký gửi (15/06) Câu hỏi 1: Ai có quyền khiếu nại? Cơ quan, tổ chức nào có quyền khiếu nại? Trả lời: Theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật khiếu nại, tố cáo được Quốc hội thông qua ngày 01/6/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật khiếu nại , tố cáo được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 (sau đây gọi tắt là Luật khiếu nại, tố cáo) tại điều 1 quy định “ Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước..” Như vậy, chủ thể của quyền khiếu nại bao gồm công dân, cơ quan hoặc tổ chức. Đồng thời , điều 101 của Luật khiếu nại , tố cáo và điều 69 của Nghị đínhố 53/2005/NĐ - CP ngày 19/4/2005 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại( sau đây gọi tắt là Nghị định số 53/2005/NĐ - CP) cũng quy định về việc áp dụng các quy định của luật khiếu nại , tố cáo cho việc giải quyết khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài; tố cáo của cá nhân nước ngoài như sau:


- Về quyền khiếu nại của công dân Việt Nam Điều 74 Hiến pháp 92 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 ghi nhận: “ công dân có quyền khiếu nại , quyền tố cáo...” Có thể thấy, quyền khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, công dân là chủ thể chính của quyền khiếu nại, Cũng theo quy định của Hiến pháp 92 đãđược sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quôc tịch Việt Nam.Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 cũng như quy định: “ ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quốc tịch”. Như vậy, mọi công dân Việt Nam đều có quyền khiếu nại, ngay cả những người phạm tội hình sự, có thể bị hạn chế một số quyền công dân ( quyền tự do đi lại. quyền bầu cử, ứng cử...) nhưng họ vẫn là công dán Việt Nam và vẫn có quyền khiếu nại. Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, tuy nhiên, để thực hiện quyền khiếu nại thì cần phải có một số điều kiện nhất định, đó là: người khiếu nại phải là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, nguời khiếu nại phải có năng lực hành vi đầy đủ. Quyền khiếu nại phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. - Về quyền khiếu nại của cơ quan, tổ chức Việt Nam; Các văn bản pháp luật trước kia( Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981, Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991) chỉ quy định quyền khiếu nại của công dân mà không quyđịnh quyền khiếu nại của cơ quan , tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế không chỉ có công dân mấcc tổ chức xã hội cũng chịu sự tác động của các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đồng thời, trong quas trình quản ki nhà nước, nhièu khi các cơ quan nhà nước cũng có những quyết định hành chính, hành vi hành chính làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác. Vì vậy. Luật khiếu nại, tố cáo quy định cơ quan, tổ chức cóquyền khiếu nại, đó là các cơ quan tổ chức sau: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Việc khiếu nại của cơ quan, tổ chức được thực hiện thông qua ngưòi đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Như vậy, chỉ có các cơ quan, tổ chức này mới có quyền khiếu nại, việc tụ tập đông người đi khiếu nại không phải là việc khiếu nại của cơ quan, tổ chức và không được pháp luật thừa nhận. - Về quyền khiếu nại của cá nhân, cơ quan , tổ chức nước ngoài. - Theo quy định của luật khiệu nại, tố cáo, chủ thể được quyền khiếu nại tố cáo chủ yếu là công dân cơ quan, tổ chức Việt Nam(Điều 1). Tuy nhiên, có một thực tế là từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, nguời nước ngoài đến Việt Nam làm ăn sinh sống, thăm quan du lịch ngày càng nhiều . Họ được pháp luật Vịêt Nam bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của mình song họ cũng phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại diều 101 Luật khiếu nại, tố cáo và điều 69 của Nghị định số 53/2005/NĐ - CP thì khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại , tố cáo chỉ được áp dụng dối với cá nhân, cơ quan. tổ chức nước nhaòi đang sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam; chủ thể được quyền khiếu nại bao gồm : cá nhân, cơ quan , tổ chức nước ngoài trong khi chủ thể được quyền tố cáo chỉ là cá nhân nước ngoài. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với chủ thể được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo mà Luật đã quy định cho công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.


Câu hỏi 1: Ai có quyền khiếu nại? Cơ quan, tổ chức nào có quyền khiếu nại? Câu hỏi 2: người nào được coi là người có đủ năng lục hành vi để tự mình thực hiện quyền khiếu nại? Trường hợp nào thì người tuy chưa có năng lực hành vi đầy đủ nhưng vẫn có thể tự mình thực hiện quyền khiếu nại?


Câu hỏi 4: Vì sao pháp luật quy định người khiếu nại phải khiếu nại đến đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết?


Câu hỏi 8: Trong những trường hợp nào, người khiếu nại có thể thông qua người đại diện hợp pháp của mình để thực hiện việc khiếu nại? Trong những trường hợp đó thì có thể uỷ quyền cho ai? Câu hỏi 9 : Ai là người đại diện cho cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại? Câu hỏi 10: Khi thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại có quyền gì?


Câu hỏi 12: Người bị khiếu nại có những quyền gì?


Câu hỏi 19: Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đâu? Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định như thế nào? Câu hỏi 20: Đối với đơn khiêu nại thuộc tẩm quyền, cơ quan nhận được khiếu nại xử lý như thế nào? Câu hỏi 21: Đối với một vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền thì cơ quan nhà nước nhận được khiếu nại phải thụ lý trong thời hạn bao lâu? Sau khi thụ lý, cơ quan đó phải làm gì? Tại sao?


Câu 26 : Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan nhận được khiếu nại xử lý như thế nào ?


Câu hỏi 28 : Các cơ quan thanh tra nàh nước khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởg cơ quan hành chính nhà nước cùg cấp thì xử lý nha thế nào ? tại sao ?


Câu hỏi 30: Giải quyết khiếu nại lần hai là gì? Ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai?


Câu hỏi 33 : Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp dưới nhưng quá thời hạn theo luật định mà không được giải quyết thì cơ quan cấp trên nhận được phải xử lý như thế nào ? làm thế nào để tránh tình trạng đùn đẩy, trì hoãn, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại của cơ quan cấp dưới ? Câu hỏi 34: Các vụ việc đã được Giám đốc Sở giải quyết nhưng còn có khiếu nại thì ai có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.


Câu hỏi 37; Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính nào? Câu hỏi 38; Ngoài các laọi viẹc đã quy định tại Điều 11 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chinhá, Toà án nhân dân còn có thẩm quyền giải quyết đối với những vụ việc nào khác nữa?


Câu hỏi 43: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được qui định như thế nào?


Câu hỏi 45: Khi giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào những yếu tố nào? Câu hỏi 46 : Về thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào?


Hướng dẫn việc áp dụng Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp và ủy quyền trong đấu thầu: