Go Back Chút lưu lại > Văn Học/Nghệ Thuật > Truyện Reload this Page Người có chức, có quyền và tệ tham nhũng -Hữu Thọ -- Default Người có chức, có quyền và tệ tham nhũng -Hữu Thọ _________________________________________________________________ Chúng ta hay nói "những người có chức có quyền" như một cụm từ gắn liền nhau với lập luận là có chức thì có quyền, mà có quyền thì có thể dùng quyền đó làm điều tốt, lại cũng có thể dùng cái quyền đó làm điều xấu. Cứ theo sợi dây logic đó thì xuất phát điểm là "cái chức", chuyện tốt cũng ở mấy ông chức to mà chuyện xấu cũng ở mấy ông chức to mà ra. Mới thoạt nghe thì thấy có vẻ dễ chấp nhận, nhưng nhìn lại trong thực tế hiện nay thì lại có điều cần bàn thêm. Đứng về trách nhiệm, thì rõ ràng là, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn. Còn "quyền" thì có quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, có quyền quản lý hành chính nhà nước, quyền quản lý sản xuất kinh doanh, có quyền ở Trung ương, ở địa phương và cơ sở... Trong xã hội, có chức cao thường có quyền to, nhưng trong lĩnh vực kinh tế thì không phải nhất thiết như vậy. Chẳng hạn như quyết định việc mua bán, chi tiêu, ký kết hợp đồng thì các đồng chí bí thư, chủ tịch mặc dù có chức to hơn nhưng không có quyền cụ thể và có hiệu lực tức khắc bằng ông giám đốc, chị kế toán , quyết định việc phạt, mức phạt, cho miễn, cho giảm, cho hoãn thu thì chắc gì đồng chí chủ tịch dù có chức to hơn mà đã có quyền bằng các đồng chí Cục trưởng, Trưởng phòng, Chuyên viên và có khi là một cán bộ trong ban quản lý thị trường. ông cha ta cũng đã từng nói “quan thì xa, bản nha thì gần". Cuộc đời làm kinh tế thì cái quyền, đặc biệt là cái quyền ra quyết định dính dáng tới tiền nong, hàng hoá là rất quan trọng. Cho nên việc đổ vỡ hàng chục tỷ đồng thấy chưa dính dáng gì tới cấp cao thì một số người cho là lạ. Lúc đầu lòng tôi cũng nghi hoặc. Nhưng đọc hồ sơ khoảng một chục vụ án thấy một đồng chí vụ phó vẫn có thể ký nhân danh bộ, một đồng chí trưởng phòng vẫn có thể nhân danh cục để quyết định những việc tày trời, chênh nhau 1, 2, 3 tỷ đồng bạc. Thế là hiểu được một điều, tôi lại đâm ra chưa hiểu một điều khác. Đó là, vì sao mà làm một cấp nhơ nhỡ, đã có thể phẩy tay, giương dù cho bọn làm ăn lừa lọc đến bạc tỷ của nhân dân? Quả là pháp luật của ta, cụ thể là điều lệ quản lý hành chính Nhà nước của ta còn nhiều kẽ hở quá. Chống tham nhũng là chống một hành vi phạm tội về kinh tế thì theo thiển nghĩ của tôi, trước hết phải rà soát những cơ quan có quyền lực về kinh tế. Phải điều tra, nghiêm trị bọn phạm tội, không kể người đó là ai. Luật pháp là công bằng nhưng đứng trước một con người thật không đơn giản, dù người đó phạm tội. Thông thường có ba loại người phạm tội: Người có động cơ và hành động xấu gây hậu quả nghiêm trọng, người gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng chủ yếu là do khuyết điểm trong công tác quản lý và bản thân không xơ múi gì nhiều, người có khuyết điểm nặng nhưng cũng có công lớn. Công ra công, tội ra tội là lẽ công bằng. Tôi chỉ là người viết báo bình thường, có lúc thử hoán vị là người ra quyết định, thì trong hai trường hợp sau xử lý cũng lại phải cân nhắc. Nhưng bên cạnh việc xử lý đối với người phạm tội cho nghiêm minh thì điều quan trọng nhất là phải rà soát lại các cơ chế, chính sách, tổ chức không để sơ hở cho bọn tham nhũng lợi dụng. Một anh bạn đã từng là chuyên viên kế toán giỏi nay đã về hưu, chắc chắn là không dự phần vào những việc tiêu cực đang diễn ra trong xã hội, có lần tâm sự với tôi: "ông đang nói vấn đề thất thu thuế. Nhưng ông ơi, cơ sở để tính thuế doanh thu là tổng doanh thu, cơ sở để tính thuế lợi tức là lợi tức. Trong tình hình sổ sách ghi chép của ta như thế này, làm sao mà có thể tính đúng được? Cho nên đó chỉ là chỗ để cho các cơ sở kinh doanh và cán bộ thuế "đàm phán", mặc cả trên nguyên tắc có đi có lại, hai bên đều có lợi mà Nhà nước thì thiệt to. Đó là kẽ hở làm cho tham nhũng trở thành phổ biến đấy”! Ý kiến của anh bạn thật chí lý, đúng là một lời khuyên (rất quan trọng) đối với tôi. Và tôi chỉ nói thêm với anh một điều: Để ngăn ngừa bọn lạm quyền, chính lại là những người có chức, vì các đồng chí đó thường có quyền quan trọng để xử phạt kẻ lợi dụng và là người góp phần quan trọng vào việc xây dựng những cơ chế, chính sách, tổ chức hợp lý để ngăn ngừa bệnh "lạm quyền", “cửa quyền" đang nhũng nhiễu dân lành, đục khoét của công. -- Quyền Hạn Gởi bài Bạn không được quyền gửi bài mới Bạn không được quyền gửi trả lời Bạn không được quyền gửi kèm file Bạn không được quyền sửa bài _________________________________________________________________