Projet Plurital : Résultats de l'extraction Vietnamien - sens3

Ci-dessous les extractions de contexte environnant le mot recherché sur 1 ligne avant, 1 ligne après.


Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội và quyền lực được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp.


Nhà nước có những đặc điểm sau: * Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh mọi quan hệ xã hội bằng pháp luật. * Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế. * Nhà nước có quyền phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. * Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế, quản lí những công việc chung của xã hội.


Nhà nước được tổ chức thành các cơ quan để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng Nhà nước. Tương ứng với 3 loại chức năng Nhà nước nói trên có 3 loại cơ quan Nhà nước, đó là cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. * Cơ quan lập pháp là cơ quan quyền lực Nhà nước, bao gồm Quốc hội (hoặc Nghị viện) và các hội đồng địa phương. * Cơ quan hành pháp là cơ quan hành chính Nhà nước, bao gồm Chính phủ (hay Nội các), các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương. * Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử (các hệ thống tòa án) và các cơ quan kiểm sát. Các cơ quan Nhà nước có quyền lực Nhà nước, có nhiệm vụ, chức năng Nhà nước và thẩm quyền theo quy định của pháp luật (nghĩa là chỉ được làm những việc luật cho phép), có hình thức hoạt động theo quy định của pháp luật.


Dựa vào cách tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan Nhà nước, có các hình thức Nhà nước sau; * Nhà nước quân chủ tuyệt đối: đây là hình thức Nhà nước mà quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung hoàn toàn trong tay nguyên thủ quốc gia theo nguyên tắc thế tập (truyền ngôi). * Nhà nước quân chủ hạn chế: còn gọi là Nhà nước quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị, là hình thức Nhà nước mà một bộ phận quyền lực tối cao của Nhà nước nằm trong tay nguyên thủ quốc gia, còn một bộ phận còn lại nằm trong tay một cơ quan Nhà nước cao cấp khác. * Nhà nước cộng hòa quý tộc: đây là hình thức Nhà nước trong đó các cơ quan đại diện là do tầng lớp quý tộc bầu ra.


+ Nhà nước cộng hòa đại nghị: Trong Nhà nước hình thức này, nghị viện có quyền lực rất lớn và nguyên thủ quốc gia là do nghị viện bầu ra, Chính phủ do đảng nắm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ. + Nhà nước cộng hòa tổng thống: Trong Nhà nước hình thức này, nguyên thủ quốc gia (tổng thống) có vai trò cực kỳ quan trọng. Tổng thống do nhân dân bầu ra, hoặc bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng hình thức gián tiếp (thông qua đại cử tri). Các thành viên Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng thống.


Dựa vào cấu trúc Nhà nước, có thể chia thành 2 hình thức là Nhà nước đơn nhất và Nhà nước liên bang. * Nhà nước đơn nhất: Trong Nhà nước hình thức này, hệ thống cơ quan Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương tới địa phương, hệ thống pháp luật thống nhất, các chính quyền địa phương hoạt động trên cơ sở các quy định của chính quyền trung ương và thường được xem là cấp dưới của chính quyền trung ương. * Nhà nước liên bang: trong Nhà nước hình thức này, ngoài hệ thống pháp luật chung của toàn quốc, mỗi địa phương có thể có pháp luật riêng; ngoài hệ thống cơ quan Nhà nước chung, mỗi địa phương có thể có hệ thống cơ quan Nhà nước riêng. Quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương là quan hệ đối đẳng.


Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận. * Quy định quyền riêng tư * Giới thiệu Wikipedia #Will be open source ! RSS Feed Will be open source ! » Sudoers có quyền lực như thế nào trong ubuntu ? Dòng phản hồi Will be open source ! Vài khái niệm về phân vùng đĩa cứng. Đưa tính năng thư mục mã hóa bảo mật ~/Private vào ubuntu 8.04 Open office 3.0 chính thức ra mắt hôm qua WordPress.com Will be open source !


Sudoers có quyền lực như thế nào trong ubuntu ?


Nếu bạn là người cài đặt ubuntu. Trong quá trình cài đặt. Bạn sẽ được cấp một tài khoản thuộc nhóm admin Đây là tài khoản có thể thực hiện can thiệp hệ thống với đặc quyền của root (ID : 0 quyền tối đa ) một cách rời rạc thông qua lệnh sudo. Khi bạn thực hiện can thiệp hệ thống bằng lệnh sudo. Thường là (vì mặc định ubuntu lưu giữ password của bạn trong vòng 15 phút. Sau đó nếu bạn muốn thực hiện 1 lệnh quan trọng với hệ thống bạn cần xác minh lại password. tránh trường hợp có ai đó giả mạo là bạn. Khi bạn dời khỏi hệ thống quá lâu. Và kẻ đó sẽ thực thi các lệnh gây bất lợi cho hệ thống của bạn.)bạn sẽ được hỏi password. Đó là password đăng nhập của bạn chứ không phải của tài khoản root. Ubuntu sẽ thực thi lệnh của bạn sau khi bạn nhập password nếu nó xác minh được bạn thuộc nhóm có thể sử dụng quyền sudo, còn nếu không nó sẽ báo là bạn không đủ quyền. Tại sao ubuntu lại khác các distro khác (Fedora chẳng hạn) khi yêu cầu bạn nhập password của chính bạn chứ không phải password của root. Đó là vì khi bạn là người cài đặt. bạn đã có toàn quyền sử dụng hệ thống (thay đổi password của root, sử dụng quyền root, khởi tạo tài khoản mới và cho phép tài khoản đó có quyền gì đối với hệ thống) Bạn đã thuộc nhóm có thể sử dụng lệnh sudo. Tức hoặc bạn là người cài đặt. Hoặc bạn được người cài đặt cung cấp quyền để sử dụng lệnh sudo (Nếu người cài đặt không tin tưởng bạn. Anh ta có cấp quyền sử dụng lệnh sudo cho bạn không ?). Vậy tại sao bạn lại không có quyền can thiệp hệ thống? Như vậy yêu cầu password của root có vẻ như là một yêu cầu thừa. Vì chính người cài đặt mới là người có quyền lực cao nhất đối với hệ thống.Thông quá lệnh sudo trong ubuntu. Tôi có cảm giác rằng hệ thống đó thuộc về tôi. Chứ không thuộc về một tác nhân mơ hồ nào cả. Bảo mật nhưng cởi mở . I love ubuntu !


3 phản hồi tới “Sudoers có quyền lực như thế nào trong ubuntu ?” Trần Mạnh Hảo Con người có quyền lực gì trong một xã hội phi dân sự? talawas ngày 18-6-2005 và ngày 21-6-2005 có đăng bài của ông Đỗ Minh Tuấn nhan đề “Quyền lực con người trong xã hội dân sự” nhằm phản bác bài “Hết thuốc cho Đỗ Minh Tuấn” của tôi trên talawas ngày 8-6-2005. Tôi viết bài báo ngắn này không nhằm trao đổi, tranh luận lại với bài viết tràng giang đại hải trên của ông Tuấn. Nếu tôi tiếp tục “đôi co” với ông Tuấn để làm phiền quý độc giả (phải kéo dài tới 2 kỳ talawas mới gọi là “có đi có lại”) thì chẳng “muối mặt” lắm hay sao? Nay, tôi chỉ xin phép thưa lại một điều hết sức kỳ cục trong tiêu đề bài viết của ông Tuấn, rằng: Xã hội Việt Nam từ xưa đến nay có phải là “xã hội dân sự” hay không, và xã hội này có “quyền lực con người” từ bao giờ vậy?


Trước khi vào vấn đề chính, xin tóm tắt mấy điều quan trọng trong bài “Quyền lực con người trong xã hội dân sự” của ông Đỗ Minh Tuấn, để quý độc giả phán xét: * Ông Tuấn tiếp tục dẫn chứng miệng, trích dẫn mồm, rằng ông được ông này bà kia ca ngợi, khen thế này thế nọ…


Vấn đề cốt lõi chúng tôi thưa cùng quý độc giả talawas rằng, cái nhan đề của bài viết trên của ông Đỗ Minh Tuấn: “Quyền lực con người trong xã hội dân sự” còn có 2 điều sai như sau: Một, ông Tuấn cho rằng xã hội Việt Nam từ lúc ông “tham chính” (làm cố vấn “ngầm”, thư ký riêng, “chìm”, không chính thức cho ông Lê Đức Thọ và các ông chóp bu Bộ Chính trị Đảng Cộng sản khác gần 15 năm) là một “xã hội dân sự” (!) Nước Việt Nam trong thời gian ông Tuấn “tham chính chìm” (nghĩa là ông có vai trò chính trị cực lớn), thực ra là một đất nước theo chế độ độc đảng, độc tài chứ không phải một xã hội dân chủ, dân sự. Việc Đỗ Minh Tuấn hô lên rằng xã hội Việt Nam thời ông vừa sống và bí mật “tham chính” là một “xã hội dân sự” là đánh tráo khái niệm. Xã hội Việt Nam từ xưa đến nay chưa hề là một xã hội dân sự, mà chỉ chuyển từ quân chủ sang thuộc địa rồi đảng trị: người dân chẳng hề có quyền hành gì để quyết định bất cứ sự nào. Chỉ có một dịp duy nhất Việt Nam manh nha có xã hội dân sự là việc bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946; nhưng rất tiếc, ngay sau đó, Đảng Cộng sản diệt các đảng khác và trở thành đảng độc quyền lãnh đạo cho đến ngày nay. Hiện nay, trên thế giới hầu hết các nước đều theo chế độ xã hội dân sự = dân làm chủ mọi sự. Chỉ còn 5 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào còn theo chế độ xã hội đảng trị = Đảng làm chủ mọi sự. Do đó việc ông Đỗ Minh Tuấn cho rằng xã hội mà ông từng sống, từng “tham chính”, tức xã hội Việt Nam hiện nay là xã hội dân sự là một lừa dối lớn. Hai, ông Đỗ Minh Tuấn đặt vấn đề “quyền lực con người” trong xã hội kia là “quyền” nào vậy? Trong một xã hội chuyên chế độc tài đảng trị, con người nói chung không có một quyền lực gì. Trong xã hội này, người dân không có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, không có quyền tự do làm chính trị, không có quyền ra báo, không có quyền lập nhà xuất bản, không có quyền mít-tinh, không có quyền lập nhóm, lập phe = đảng, không có quyền phê phán đảng cầm quyền, phê phán đảng là phạm luật, vì đảng đứng trên và đứng ngoài pháp luật… Khi cái quyền lựa chọn = lựa chọn thể chế chính trị, lựa chọn người có đức có tài ra lãnh đạo đất nước bằng lá phiếu của nhân dân bị tước đọat, thì người dân phỏng còn có thứ quyền lực gì đây thưa ông Tuấn? Trong xã hội phi dân chủ, phi dân sự như Việt Nam hiện nay, chỉ có một nhúm người trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản là có quyền lực thực sự. Ngay cả ông Võ Văn Kiệt gần đây còn than trong các bài viết của ông phổ biến trên mạng internet rằng trong Đảng Cộng sản không có dân chủ, rằng cỡ như ông mà còn bị ông Nguyễn Khoa Điềm bịt miệng, thì người dân làm sao có nổi một tí ti quyền lực? Cứ theo những gì ông Tuấn tiết lộ ở trên, ta thấy, tuy ông chưa phải đảng viên cộng sản, nhưng chức ông Tuấn còn to hơn một ông bộ trưởng, nên ông có quyền lực để gây sức ép với ngay cả ông Lê Đức Thọ, gây sức ép với cả Bộ Chính trị, thì anh em văn nghệ sĩ trong nước chả sợ ông một phép là gì, vì ông suốt gần 15 năm đã như “một Ủy viên Bộ Chính trị ngầm” đó sao? Quyền lực con người trong xã hội kia là để dành riêng cho một nhóm chóp bu cầm quyền và dành riêng cho Đỗ Minh Tuấn chứ đâu phải dành cho nhân dân. Đưa ra khái niệm “quyền lực con người” trong xã hội phi dân sự, phi dân chủ như Việt Nam hiện nay, phải chăng là một trò bịp đánh lận con đen của Đỗ Minh Tuấn? Sài Gòn 25-6-2005 Tags: TS Nguyễn Lân Dũng, Việt Hưng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghiên cứu khoa học, đại biểu quốc hội, vi sinh vật học, có quyền lực, nhà khoa học, thực thi được, vòng luẩn quẩn, trí thức, bộ trưởng, ý kiến, thời gian, xin


Không có quyền lực thì không thể thực thi được những ý tưởng khoa học của mình. Nhưng khi có quyền lực thì bận mải đến mức không còn đủ thời gian để nghiên cứu khoa học. Cái vòng luẩn quẩn ấy đã hủy hoại không ít sự nghiệp, biến không ít nhà khoa học tên tuổi thành những chính khách hạng xoàng.


Thực tình thì đại biểu Quốc hội (ĐBQH) không phải là một "chức tước" để có quyền lực này nọ nên sự so sánh, ví von giữa một ĐBQH là tôi với một chính khách như GS Bộ trưởng Phạm Song có cái gì đó quá khập khiễng. Hơn nữa, Bộ trưởng thì không thể còn có thời gian ở phòng thí nghiệm, còn làm ĐBQH kiêm nhiệm như tôi thì không hẳn như vậy.


Nghĩa là theo ông, ĐBQH không phải là quyền lực? Ở nước ta, như Bác Hồ đã nói: Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, ĐBQH cũng như mọi cán bộ khác đều là công bộc của dân. ĐBQH chỉ có quyền kiến nghị chứ không được quyền giải quyết bất kỳ chuyện gì. Tuy nhiên, ở nhiều nước phát triển, quyền lực của đại biểu là rất lớn. Họ có đầy đủ phương tiện và quyền lực để giải quyết rốt ráo một vụ việc nào đó mà dân chúng phản ánh hay họ tự phát hiện thấy.


Tôi nghĩ là các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ cần noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, biết nhận ra những người thực sự có tâm, có tài, và lắng nghe ý kiến của họ, dù ý kiến đó có không đúng với công việc đang triển khai. Các trí thức này đâu có đòi hỏi gì về quyền lợi vật chất ngoài việc được nói lên những sự bất cập trong chính sách, trong điều hành và đề ra các kiến nghị khả thi. Hiện nay có không ít những đề tài, luận văn tiến sĩ, những đề tài nghiên cứu khoa học mà hàm lượng khoa học quá thấp, không có gì mới về khoa học. Hậu quả là tốn phí tiền bạc và tạo ra những tấm bằng giả về giá trị, những biên bản nghiệm thu nghiên cứu chỉ có thể đút vào tủ lưu trữ.


Tìm hiểu: TS Nguyễn Lân Dũng, Việt Hưng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghiên cứu khoa học, đại biểu quốc hội, vi sinh vật học, có quyền lực, nhà khoa học, thực thi được, vòng luẩn quẩn, trí thức, bộ trưởng, ý kiến, thời gian, xin [spacer ] Nhạc Mỹ Người phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc sẽ về hưu 24/11/2007


Bà Ngô Nghi Một trong những nhân vật nữ có quyền lực nhất thế giới, bà Ngô Nghi ở Trung Quốc, cho biết bà sẽ về hưu trong vòng vài tháng nữa. Bà Ngô Nghi là một quan chức thương mại hàng đầu của chính phủ Trung Quốc trong những gia đoạn quan trọng vừa qua khi mà Bắc Kinh phải tranh chấp với những đối tác thương mại chính trên thế giới từ vấn đề chất lượng sản phẩm, vấn đề đánh cắp bản quyền của nước ngoài, cho đến vấn đề kìm tỉ giá của đồng nhân dân tệ.


Bộ Trưởng Tài Chánh Mỹ, ông Henry Paulson đã từng công nhận rằng bà Ngô Nghi nắm giữ một quyền lực rất lớn. Còn tạp chí doanh nghiệp Forbes của Mỹ thì xếp bà là người phụ nữ có quyền lực thứ nhì trên thế giới, sau nữ thủ tướng Đức, Angela Merkel. Bà Ngô Nghi là người phụ nữ có quyền lực cao nhất trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Bà đã từng đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn nhất tại Trung Quốc trong thời gian qua, trong đó có công tác đối phó với cuộc khủng hoảng do dịch bệnh SARS gây ra, và bà có nhiều công sức đưa Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.