Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội và quyền lực được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. -- Nhà nước có những đặc điểm sau: * Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh mọi quan hệ xã hội bằng pháp luật. * Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế. * Nhà nước có quyền phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. * Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế, quản lí những công việc chung của xã hội. -- Nhà nước được tổ chức thành các cơ quan để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng Nhà nước. Tương ứng với 3 loại chức năng Nhà nước nói trên có 3 loại cơ quan Nhà nước, đó là cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. * Cơ quan lập pháp là cơ quan quyền lực Nhà nước, bao gồm Quốc hội (hoặc Nghị viện) và các hội đồng địa phương. * Cơ quan hành pháp là cơ quan hành chính Nhà nước, bao gồm Chính phủ (hay Nội các), các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương. * Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử (các hệ thống tòa án) và các cơ quan kiểm sát. Các cơ quan Nhà nước có quyền lực Nhà nước, có nhiệm vụ, chức năng Nhà nước và thẩm quyền theo quy định của pháp luật (nghĩa là chỉ được làm những việc luật cho phép), có hình thức hoạt động theo quy định của pháp luật. -- Dựa vào cách tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan Nhà nước, có các hình thức Nhà nước sau; * Nhà nước quân chủ tuyệt đối: đây là hình thức Nhà nước mà quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung hoàn toàn trong tay nguyên thủ quốc gia theo nguyên tắc thế tập (truyền ngôi). * Nhà nước quân chủ hạn chế: còn gọi là Nhà nước quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị, là hình thức Nhà nước mà một bộ phận quyền lực tối cao của Nhà nước nằm trong tay nguyên thủ quốc gia, còn một bộ phận còn lại nằm trong tay một cơ quan Nhà nước cao cấp khác. * Nhà nước cộng hòa quý tộc: đây là hình thức Nhà nước trong đó các cơ quan đại diện là do tầng lớp quý tộc bầu ra. -- + Nhà nước cộng hòa đại nghị: Trong Nhà nước hình thức này, nghị viện có quyền lực rất lớn và nguyên thủ quốc gia là do nghị viện bầu ra, Chính phủ do đảng nắm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ. + Nhà nước cộng hòa tổng thống: Trong Nhà nước hình thức này, nguyên thủ quốc gia (tổng thống) có vai trò cực kỳ quan trọng. Tổng thống do nhân dân bầu ra, hoặc bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng hình thức gián tiếp (thông qua đại cử tri). Các thành viên Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng thống. -- Dựa vào cấu trúc Nhà nước, có thể chia thành 2 hình thức là Nhà nước đơn nhất và Nhà nước liên bang. * Nhà nước đơn nhất: Trong Nhà nước hình thức này, hệ thống cơ quan Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương tới địa phương, hệ thống pháp luật thống nhất, các chính quyền địa phương hoạt động trên cơ sở các quy định của chính quyền trung ương và thường được xem là cấp dưới của chính quyền trung ương. * Nhà nước liên bang: trong Nhà nước hình thức này, ngoài hệ thống pháp luật chung của toàn quốc, mỗi địa phương có thể có pháp luật riêng; ngoài hệ thống cơ quan Nhà nước chung, mỗi địa phương có thể có hệ thống cơ quan Nhà nước riêng. Quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương là quan hệ đối đẳng. -- Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận. * Quy định quyền riêng tư * Giới thiệu Wikipedia